KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ NĂM HỌC 2019-2020

Kế hoạch chỉ đạo đạo thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học

Số kí hiệu 133/KH-TMN
Ngày ban hành 04/10/2019
Ngày bắt đầu hiệu lực 06/10/2019
Ngày hết hiệu lực
Thể loại Công văn
Lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo
Cơ quan ban hành Bộ GD&ĐT
Người ký Nguyễn Thị Lệ Thủy

Nội dung

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ KỲ ANH
TRƯỜNG MẦM NON KỲ TRINH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
             Số:   133     /KH-TMN
 
 
                                         Kỳ Trinh, ngày 19  tháng 09 năm 2019
 
 
 

 

KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ
Năm học 2019 - 2020
     
Căn cứ vào Kế hoạch số 613/KH-PGDĐT ngày 11/9/2019 của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Kỳ Anh về Kế hoạch công tác kiểm tra năm học 2019-2020;
 Căn cứ Kế hoạch số 109/KH-TMN ngày 09 tháng 09 của Trường  trường MN Kỳ Trinh về việc thực hiện nhiệm vụ năm học;
Căn cứ vào tình hình thực tế, trường  mầm non Kỳ Trinh xây dựng Kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ năm học 2019 - 2020 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
Kiểm tra nội bộ(KTNB) trường học là một công cụ góp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Khắc phục, điều chỉnh các tồn tại, sai sót của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ, trong công tác quản lí giáo dục.
Động viên, khuyến khích, khen thưởng, nhân rộng điển hình các tổ chức, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2. Yêu cầu:
 Phải tỷ mỷ, rõ ràng, chỉ rõ những điều đã làm được, chưa làm được của đối tượng kiểm tra. Phải đánh giá được mức độ đạt được trong việc thực hiện các nhiệm vụ. Xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định, phù hợp với bối cảnh và đối tượng để xếp loại đối tượng kiểm tra.
 Khách quan, chính xác, công bằng đồng thời định hướng, khuyến khích tạo cơ sở cho sự tiến bộ của đối tượng kiểm tra; làm tốt nhiệm vụ tư vấn và thúc đẩy nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giáo dục.
Nêu được những nhận xét, gợi ý giúp cho đối tượng kiểm tra thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của mình; các ý kiến tư vấn phải sát thực, khả thi giúp cho đối tượng kiểm tra nâng cao chất lượng công việc của mình.
Đối với người, bộ phận được kiểm tra, cần phải có sự hợp tác, cộng tác với ban, tiểu ban kiểm tra.
Không làm cản trở các hoạt động bình thường của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường.
II. NHIỆM VỤ:
  1. Nhiệm vụ trọng tâm:
Ban kiểm tra nội bộ trường học tham mưu, phối hợp và triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nội bộ. Từng bước nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Tiếp tục củng cố, xây dựng lực lượng; đổi mới hoạt động kiểm tra nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.
Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện nhệm vụ giáo viên, kiểm tra  chuyên đề; kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành; đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; công tác tuyển sinh; công tác tài chính, kế toán; hoạt động ngoại khóa.
Kiểm tra việc thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Luật Khiếu nại, tố cáo.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ cụ thể:
Thành lập ban kiểm tra nội bộ nhà trường: Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của ngành và căn cứ tình hình thực tế của trường, Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ nhà trường và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
Xây dựng chương trình kế hoạch KTNB phù hợp với nhà trường.
Dưới sự điều hành của Hiệu trưởng, Ban KTNB tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra theo kế hoạch, đảm bảo đủ các nội dung theo yêu cầu.
Kết hợp với Ban thanh tra nhân dân giải quyết kịp thời các vướng mắc trong đơn vị để điều chỉnh kịp thời các đề xuất.
Điều chỉnh bổ sung đầy đủ các loại kế hoạch trong năm học. Xử lý kết quả, báo cáo đánh giá rút kinh nghiệm cho những năm tiếp theo.
  Định kỳ đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, rút kinh nghiệm trong công tác kiểm tra nội bộ cho những năm tiếp theo.
  Tất cả các nội dung kiểm tra nội bộ đều được lập biên bản, có chữ ký của người kiểm tra và đối tượng được kiểm tra. Hồ sơ sổ sách về công tác kiểm tra được bảo quản, lưu giữ cẩn thận theo qui định của điều lệ, qui chế.
III. NỘI DUNG KIỂM TRA.
1.Kiểm tra các hoạt động của nhà trường:
1.1. Đối tượng kiểm tra: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn,
1.2. Nội dung kiểm tra:
 - Kiểm tra tất cả các hoạt động giáo dục toàn diện trong nhà trường để đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, có hiệu quả. Trong đó tập trung kiểm tra một số nội dung sau:
 - Kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu: Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển của nhà trường, công tác tuyển sinh, Phổ cập, Qui chế dân chủ cơ sở, phòng chống tham nhũng, thi đua, thực hiện các phong trào, các cuộc vận động của ngành, việc sử dụng dụng ngân sách nhà nước, qui trình thực hiện kêu gọi viện trợ, tài trợ, bán trú.
- Kiểm tra việc thực hiện những vấn đề nóng xã hội quan tâm như: Qui trình vận động, tiếp nhận, quản lý, sử dụng các khoản tài trợ trong nhà trường. Qui trình thực hiện công tác bán trú.
1.3. Hồ sơ kiểm tra:
+ Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của Hiệu trưởng.
+ Hồ sơ tuyển sinh, chuyên môn, Phổ cập, bán trú, vận động tài trơ, viện trợ. Qui chế dân chủ cơ sở, phòng chống tham nhũng, thi đua, các phong trào, các cuộc vận động.
+ Kiểm tra việc lưu - giữ các văn bản chỉ đạo của cấp trên và các ban ngành khác.
+ Hồ sơ các hội thi.
     2.Kiểm tra việc thực hiện quy chế trường học:
          - Kiểm tra hồ sơ hội nghị CC, VC đầu năm, biên bản họp hội đồng sư phạm, Chi bộ, các tổ chuyên môn.
- Hồ sơ công khai các hoạt động của nhà trường, nguồn ngân sách, thu-chi trong năm học.
- Kiểm tra về việc phân công nhiệm vụ cho CB, GV, nhân viên đầu năm học.
          3. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên:
          3.1. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên:Cụ thể các cá nhân sau;
STT Họ và tên Thời gian kiểm Nhiệm vụ Ghi
chú
1 Nguyễn Thị Phương Lan Tháng 10/2019 Giáo viên lớp 4 tuổi C  
2 Đặng Thị Ánh Tháng 11/2019 Giáo viên lớp 5 tuổi C  
3 Trần Thị Tri Tháng 12/2019 Giáo viên lớp 5 tuổi E  
4 Nguyễn Thị Liên Tháng 02/2020 GV lớp 4 tuổi D  
5 Trương Thị Thu Thảo Tháng 03/2020 GV lớp 4 tuổi  A  
6 Nguyễn Thị Thu Huyền Tháng 04/2020 GV lớp 4 tuổi E  
       3.2 Nội dung kiểm tra:
       -Về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, ý thức kỷ luật,
+Nhận thức tư tưởng, chính trị; chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động;
+ Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết; tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và học sinh.
       - Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn(Hoạt động lên lớp của GV,  hồ sơ cá nhân, hồ sơ tự học, hồ sơ quản lý nhóm, lớp).
       - Kiểm tra việc rèn các kỷ năng cho trẻ,
       3.3 Hồ sơ kiểm tra:
    a. Các loại hồ sơ của giáo viên được kiểm tra:
- Kế hoạch CS-GD trẻ chủ đề, chủ điểm/tuần/ngày.
- Lịch báo giảng.
- Sổ thăm lớp, dự giờ.
- Sổ theo dõi trẻ
- Sổ hội họp.
- Sổ BDTX cá nhân (Tự học).
- Theo dõi nuôi dưỡng, sức khỏe.
b. Các loại hồ sơ của nhân viên được kiểm tra:
- Kế hoạch công tác cá nhân (bao gồm kế hoạch năm học, học kỳ và hàng tháng thể hiện những công việc cần làm, các giải pháp, kết quả đạt được, ...)
- Sổ hội họp.
- Các hồ sơ sổ sách thuộc nghiệp vụ quản lý.
c. Thời gian, số lần kiểm tra:
* Đối với giáo viên:
- Tổ chuyên môn tối thiểu 01 lần/giáo viên/tháng và kiểm tra đột xuất khi có yêu cầu.
- Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng tối thiểu 01 lần/giáo viên/học kỳ và kiểm tra đột xuất khi có yêu cầu.
* Đối với nhân viên:
- Tổ kiểm tra 01 lần/tháng và kiểm tra đột xuất khi có yêu cầu.
- Hiệu trưởng kiểm tra 02 lần/năm và kiểm tra đột xuất khi có yêu cầu.
Trong năm học tất cả giáo viên nhân viên đều được kiểm tra các loại hồ sơ sổ sách cá nhân.
          3.2 Kiểm tra chuyên đề:
1.Tổ chức HĐGD theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở các CSGDMN.
2. Phòng chống và xử lý tai nạn thương tích cho trẻ ở các CSGD mầm non.
3. Phát triển chương trình GD nhà trường trong CSGD mầm non.
4. Đánh giá sự phát triển của trẻ
5. Tổ chức HĐ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong nhóm, lớp.
6. Sinh hoạt tổ CM, hình thức bồi dưỡng chuyên môn hiệu quả.
7. Sử dụng và bảo quản trang thiết bị trong nhóm,lớp
8. Dạy trẻ một số qui tắc ứng xử trong trường mầm non
9. Công tác tự làm đồ dùng trực quan phục vụ hoạt động GD.
*Đối tượng kiểm tra chuyên đề.
STT Họ và tên TG kiểm tra Tên chuyên đề
1 Nguyễn Thị Liên Tháng 10/2019 Tổ chức HĐGD theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở các CSGDMN.
2 Đặng Thị Ánh Tháng 10/2019 Phòng chống và xử lý tai nạn thương tích cho trẻ ở các CSGD mầm non.
3 Đặng Thị Thúy Mùi Tháng 10/2019 Tổ chức HĐGD theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở các CSGDMN.
4 Trần Thị Kiều Giang Tháng10/2020 Phát triển chương trình GD nhà trường trong CSGD mầm non.
5 Trương T. Thu Thảo Tháng 10/2019 Tổ chức HĐ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong nhóm, lớp.
6 Nguyễn Thị Thu Huyền Tháng 12/2019 Đánh giá sự phát triển của trẻ
7 Trần Thị Thanh Tứ Tháng 12/2019 Tổ chức HĐ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong nhóm, lớp.
8 Lê Thị Thùy An Tháng 12/2019 Sinh hoạt tổ CM, hình thức bồi dưỡng chuyên môn hiệu quả.
9 Nguyễn Thị Thanh Tâm Tháng 12/2019 Dạy trẻ một số qui tắc ứng xử trong trường mầm non
10 Trần Thị Thúy Tháng 01/2020 Tổ chức HĐGD theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở các CSGDMN.
11 Đặng Thị  Hiển Tháng 01/2020 Sinh hoạt tổ CM, hình thức bồi dưỡng chuyên môn hiệu quả.
12 Võ Thị Lê Tháng 01/2020 Dạy trẻ một số qui tắc ứng xử trong trường mầm non
13 Phan Thị Lệ Tháng 02/2020 Công tác tự làm đồ dùng trực quan phục vụ hoạt động GD.
14 Nguyễn Thị Hiền Lương Tháng 2/2020 Xây dựng kế hoạch GD phù hợp với với bối cảnh địa phương
15 Nguyễn Thị Huyền Tháng 02/2020 Công tác tự làm đồ dùng trực quan phục vụ hoạt động GD.
16 Trần Thị Lĩnh Tháng 03/2020 Đánh giá sự phát triển của trẻ
17 Trần Thị Tri Tháng 03/2020 Phát triển chương trình GD trong CSGD mầm non.
18 Nguyễn Thị Thảo Tháng 03/2020 Sinh hoạt tổ CM, hình thức bồi dưỡng chuyên môn hiệu quả.
19 Trần Thị Xoan Tháng 03/2020 Sử dụng và bảo quản trang thiết bị trong nhóm,lớp.
20 Nguyễn Thị Phương Lan Tháng 04/2020 Giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
21 Võ Thị Hiền Lân Tháng 04/2020 Giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
22 Nguyễn Thị Huấn Tháng 04/2020 Sinh hoạt tổ CM, hình thức bồi dưỡng chuyên môn hiệu quả.
23 Đinh Thị Vân Tháng 04/2020 Sử dụng và bảo quản trang thiết bị trong nhóm,lớp.
       4. Kiểm tra các hoạt động của Tổ chuyên môn, tổ hành chính,
Kiểm tra hoạt động của các tôt chuyên môn ít nhất 1 tháng/1 lần. Riêng tổ hành chính có bộ phận nuôi dưỡng ngoài 1 tháng/1 lần, thì kiểm tra thường xuyên và đột xuất về công tác chế biến món ăn.
 * Kiểm tra hồ sơ các tổ chuyên môn, tổ hành chính:
- Sổ biên bản ghi chép họp của tổ.
- Kế hoạch hoạt động của tổ (tuần, tháng, học kỳ, năm học).
- Kế hoạch kiểm tra.
- Lịch báo giảng của thành viên trong tổ chuyên môn, thực đơn đối với tổ văn phòng (nhân viên nuôi dưỡng).
- Hồ sơ theo dõi ngày công, theo dõi thi đua, khen thưởng.
- Hồ sơ bán trú (đối với tổ hành chính).
       + Thời gian kiểm tra đối với nhân viên hành chính(Không bao gồm kiểm tra đột xuất).      
STT Họ và tên Thời gian kiểm tra Nội dung KT Ghi chú
1 Nguyễn Thị Bích Thủy Tháng 10/2019 Thực hiện nhiệm vụ của NV nuôi dưỡng  
2 Nguyễn Thị Hiền Tháng 11/2019 Hồ sơ các khoản thu khác trong nhà trường  
3 Nguyễn Thị Quyên Tháng 12/2019 Thực hiện nhiệm vụ của NV nuôi dưỡng  
4 Nguyễn Thị Phượng Tháng 02/2020 Thực hiện nhiệm vụ của NV nuôi dưỡng  
5 Nguyễn Thị Luyến Tháng 03/2020 Thực hiện nhiệm vụ của NV nuôi dưỡng  
5. Kiểm tra các hoạt động của trẻ:
+ Kiểm tra nề nếp, lễ giáo trẻ,
+ Kiểm tra vệ sinh, kỹ năng cá nhân trẻ.
+ Kiểm tra chất lượng bữa ăn
+ Kiểm tra chất lượng giáo dục trẻ
+ Kiểm tra sức khỏe, mức độ tăng trưởng.
+ Kiểm tra hồ sơ trẻ
Tổ chức kiểm tra chất lượng trẻ định kỳ 3 lần/năm (Vào tháng 09, tháng 01 và tháng 05 theo chương trình GDMN. Từ kết quả đó làm cơ sở xem xét đánh giá mức độ chuyển biến về chất lượng chăm sóc, giáo dục của giáo viên, của tổ một cách chính xác, khách quan.
6. Kiểm tra công tác quản lý:
Kiểm tra công tác quản lý các hoạt động của nhà trường, việc ban hành các văn bản trong năm học.
Kiểm tra việc thực hiện các hướng dẫn trong năm học.
Kiểm tra việc sử dụng đội ngũ CB, GV, nhân viên.
Kiểm tra việc sử dụng ngân sách thường xuyên và nguồn thu khác.
Kiểm tra công tác quản lý, khai thác đồ dùng, trang thiết bị, cơ sơ vật chất.
Kiểm tra công tác lưu các loại hồ sơ, văn bản.
7.Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng:
Thực hiện đúng quy trình theo Luật tiếp công dân (Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật tiếp công dân, Thông tư số 07/2011/TT-TTCP ngày 28/7/2011 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn quy trình tiếp công dân). Thời gian tiếp công dân vào sáng thứ 3 và chiều thứ 5 hàng tuần.(Lich tiếp công dân được công khai rộng rãi tại bảng  công khai của nhà trường).
- Giải quyết dứt điểm, kịp thời các đơn thư trong phạm vi quyền hạn của đơn vị(nếu có) và các kiến nghị của CB, GV, nhân viên, phụ huynh nhà trường.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
  1. Đối với Ban KTNB:
       - Thành lập Tiểu ban kiểm tra nội bộ trường học (có QĐ kèm theo).
 - Ban KTNB xây dựng kế hoạch KT, Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch kiểm tra trong năm học
- Trên cơ sở Kế hoạch KTNB, các tiểu ban xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra nội bộ của tiểu ban mình.
- Tổ chức thực hiện kiểm tra theo kế hoạch. Các tiểu ban kiểm tra nội bộ cụ thể hoá kế hoạch kiểm tra nội bộ trong năm học bằng việc lập kế hoạch cụ thể cho từng tháng (theo thời gian), theo từng đợt (theo quy mô, nội dung). Mỗi nội dung kiểm tra nhất thiết phải lập biên bản kiểm tra. Cuối tháng trưởng tiểu ban Thông báo kết quả kiểm tra trong tháng gửi về Trưởng ban KTNB để làm căn cứ đánh giá, lưu trữ hồ sơ trong năm hoc.
       - Quy định về thời gian thông tin báo cáo : Các tiểu ban nộp kế hoạch kiểm tra tháng tiếp theo vào ngày 29 hàng tháng, tổng hợp và nộp kết quả kiểm tra về trưởng ban KTNB nhà trường vào ngày 28 hàng tháng.
2. Đối với Tổ chức và cá nhân trong nhà trường:
  +Thực hiện nghiêm túc kế hoạch KTNB của nhà trường. Báo cáo học kỳ II vào ngày 4/01/20120, học kỳ 2 vào ngày 25/05/2019) (Báo cáo bao gồm 1 bản báo cáo bằng lời bằng Word trên giấy A4, 1 bản Excel tổng hợp số liệu)
        + Trường Báo cáo sơ kết về kết quả kiểm tra nội bộ học kỳ I về phòng trước ngày 10/01/2019.
        + Trường Báo cáo tổng kết về kết quả kiểm tra nội bộ năm học 2019 – 2020 về phòng trước ngày  31/5/2019.
Trên đây là Kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ nhà trường năm học 2018-2019. Công tác kiểm tra nội bộ là yêu cầu bắt buộc, đề nghị các tổ triển khai thực hiện nghiêm túc. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc cần báo cáo BGH để được giải quyết./.
 
Nơi nhận:
  • Phòng GD&ĐT (báo cáo);
  • Chi bộ, BGH;CĐ, ĐTN
  • Thành viên Ban kiểm tra nội bộ;
  • Các tiểu ban
  • Lưu VT.
TRƯỞNG BAN KTNB                
HIỆU TRƯỞNG
          
 
 
                 Nguyễn Thị Lệ Thủy

Các văn bản cùng thể loại "Công văn"

Số 38/QC-CM 15/09/2019 Quy chế hoạt động chuyên môn Trường mầm non Kỳ Trinh
127/QĐ-TMN 15/09/2019 Ban hành Quy chế chuyên môn năm học 2019-2020
109/KH-TMN 09/09/2019 Căn cứ Hướng dẫn số 131/PGDĐT-GDMN ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Phòng GD&ĐT thị xã Kỳ Anh về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Cấp học Mầm non năm học 2019 - 2020; Trường mầm non Kỳ Trinh xây dựng Kế hoạch năm học 2019-2020.
97/KH-TMN 02/08/2019 Chỉ đạo việc tuyển sinh đầu năm học 2019-2020
Số 112/QĐ-TMN 02/08/2019 Hiệu trưởng thành lập Ban tuyển sinh
Số 55/QC-TMN-PH 02/01/2019 Nội dung, trách nhiệm , quyền hạn của hai bên trong chỉ đạo thực hiện chăm sóc GD, ND và sức khỏe trẻ
90/KH-TMN 02/04/2019 Chỉ đạo hội thi giao lưu gia đình và dinh dưỡng và sức khỏe trẻ em năm học 2018 - 2019
Số: 86 /QĐ-TMN 04/04/2019 Chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính năm 2019
Số: 71 /QĐ-TMN 22/08/2018 Căn cứ Thông  tư  19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 08 năm 2018 của Bộ  trưởng  Bộ giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy dinh kiểm đinh chất  lượng  giáo viên  và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non;          Căn cứ nhiệm vụ năm học và thực tế việc tự đánh giá các tiêu chí của trường mầm non Kỳ Trinh;
Số 48/QĐ-TrMN 20/08/2018 HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON KỲ TRINH phân công nhiệm vụ cho CB, GV, nhân viên đầu năm học
Số 30/KH-TMN 04/08/2018 Chỉ đạo tuyển sinh các độ tuổi;
Số 40/QĐ-MN 02/08/2018 Hiệu trưởng thành lập ban chỉ đạo công tác tuyển sinh
HỖ TRỢ QUẢN TRỊ
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay377
  • Tháng hiện tại10,807
  • Tổng lượt truy cập476,567
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây